15 thg 5, 2013

ÔNG ĐỒ VÀ ÔNG TỔNG


Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là một trong những kiệt tác của thi ca Việt Nam, ra đời trong nửa đầu thế kỷ 20. Bài thơ mang một âm hưởng man mác buồn, là nỗi hoài niệm của tác giả về một nền “Nho học” đã bước vào thời kỳ suy tàn để nhường chỗ cho “Tây học”, mà nhân vật tiêu biểu của nên Nho học đó chính là “ông đồ”:
ÔNG ĐỒ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay.
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâủ
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Cũng tương tự như  sự suy tàn của nền Nho học năm xưa, nay sang đầu thế kỷ 21, chúng ta lại chứng kiến sự suy tàn của nền “Mác-Lê học”, còn gọi là học thuyết Mác-Lê hay chủ nghĩa Mác-Lê, mà một trong những môn đồ ít ỏi còn sót lại của nó là “ông tổng” .Bài thơ “Ông tổng” của tác giả Mjttomo ra đời trong hoàn cảnh đó, tuy là một bài thơ “nhái” theo bài “Ông đồ” ở trên, nhưng cũng có nhiều ý tưởng và hình ảnh thú vị.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh “ông tỗng” giảng thuyết rất hùng hồn vào thời kỳ vàng son nhất trong cuộc đời và sự nghiệp của ông:
Mỗi năm đại hội Đảng
Lại thấy ông tổng già
Giảng đạo đức, cách mạng
Cho các quan nhà ta
Thật trang trọng làm sao hình ảnh ông tổng đứng trên bục cao thuyết giảng thao thao bất tuyệt về cái chủ nghĩa mà ông hết mực sùng bái, tôn thờ, cái học thuyết mà vì nó ông đã hiến dâng cả cuộc đời mình. Toàn bộ trí tuệ của ông, tất cả những kiến thức uyên bác của ông đều gói trọn vào trong cái học thuyết trên cả tuyệt vời này. Đối với ông trên đời này chẳng còn có cái học thuyết nào là hay hơn thế, vĩ đại hơn thế, kể từ thời khai thiên lập địa cho đến nay, và từ nay cho đến muôn đời sau cũng không thể có được. Học thuyết đó quả thật là “vô địch bách chiến bách thắng”, là “quang vinh muôn năm” là chân lý vĩnh cửu. Trong hội trường hoành tráng, lời giảng của ông rền vang như sấm sét, cử tọa bên dưới là các quan chức ngồi lắng nghe ông như nuốt ừng ực từng cầu, từng lời vàng ngọc của ông: Dáng vẻ của ông thật oai phong lẫm liệt:
Bao nhiều người nghe thuyết
Xúm xít ngợi khen tài
Mây giông nổi sấm sét
Ông tổng thật là oai
Nhưng rồi những ngày huy hoàng đó của ông tổng chẳng kéo dài được bao lâu. Người ta nghe ông nói riết càng ngày càng chán ngấy, quanh đi quẩn lại cũng chỉ là chửng đó những giáo điều cũ rich, chẳng ăn nhập gì với cái thực tế xã hội đang thay đổi từng ngày, thuyết của ông đã trở nên quá lỗi thời, lạc hậu trong một thế giới ngày càng văn minh tiến bộ. Chẳng còn ai muốn nghe ông nữa, không chỉ người dân nghe không vô nổi, mà ngay cả đám quan chức khi nghe ông nói thì chỉ như “đàn gãi tai trâu”, “nước đổ đầu vịt”, chúng nó chẳng muốn nghe còn bởi thấy chẳng kiếm chác được chút lợi lộc gì từ cái đống chữ nghĩa vô bổ đó. Thấy những nỗ lực để thuyết giảng của mình chỉ uổng phí nước bọt, càng giảng thì nước bọt càng bốc mùi, đờm kéo lên ngang họng nên lời giảng của ông chẳng còn được trơn tru mà như mắc nghẹn:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người nghe thuyết nay đâu
Bã bọt buồn nên khắm
Đờm đọng ngang yết hầu
Rơi vào tình cảnh chợ chiều ế khách, ông vẫn không nản chí, cứ tiếp tục thuyết giảng những giáo điều cũ kỹ mốc meo mà nhân loại đã vứt vào sọt rác, bởi lẽ kiến thức của ông chỉ có bấy nhiêu, còn biết gì hơn nữa đâu mà giảng! Vì không thể tiếp thu được những tri thức mới mẻ tiến bộ, nên ông ngày càng trở nên lú lẫn, cứ tiếp tục giảng với niềm hi vọng mong manh rằng có ai đó hiểu được ông, đồng cảm với ông. Nhưng rồi hi vọng cũng là tuyệt vọng, ông bèn nổi cáu kết tội những người không chịu nghe ông là “suy thoái” về tư tưởng, đạo đức. Chính vì những lời lẽ này mà sau một hội nghị, ông bị thiên hạ ném đá tơi bời, trong đó một bài viết xuất sắc của nhà báo Kiên như một cú đấm trời giáng làm ông choáng váng, xây xẩm mặt mày không tìm ra được một lời nào để chống đỡi:
Tổng ta vẫn cố nói
Hi vọng có người nghe
Anh Kiên đành chửi thẳng
Giáo sư đành im re
Lạc lõng với thời cuộc, bị gọi là “Tổng Lú”, ông vẫn muốn theo gương ông đồ ngày xưa dù vắng khách vẫn cứ ngồi chơ vơ giữa đường dưới trời mưa bụi, ông tổng của chúng ta vẫn quyết ngồi đó để giữ chắc cái ghế cùng với mớ giáo điều cũ kỹ mục nát, quyết ngăn chặn không cho bất kỳ ai nghĩ khác, nói khác với những gì mà ông coi là “chân lý vĩnh cửu”:
Ông tổng vẫn ngồi đó
Không chịu cho ai thay
Như một tên đồ tể
Chặn họng dân tộc này
Nhưng dù có cố chấp đến đâu, thì cuối cùng ông vẫn không thể chống lại cái qui luật “phủ định biện chứng” nghiệt ngã mà ông rành hơn ai hết, càng không thể đi ngược với xu thế dân chủ, tiến bộ của thời đại, cũng là mong ước, khát vọng của nhân dân. Sự tồn tại của ông lúc này chẳng còn ý nghĩa gì nữa, nên có thể thấy trước số phận của ông trong những ngày tới rồi cũng giống như ông đồ ngày xưa, chỉ có một điều khác là chẳng ai thấy một chút gì là buồn hay nuối tiếc cho ông:
Năm tới hoa đào nở
Không thấy ông tổng đâu
Nhân dân mừng chắc mẩm
Rằng ông đã về chầu
Nếu đúng như vậy thì thật đáng mừng cho dân tộc này!
5.2013
XD
Nguyên văn bài thơ “Ông tổng”
ÔNG TỔNG
Mỗi năm đại hội Đảng
Lại thấy ông tổng già
Giảng đạo đức, cách mạng
Cho các quan nhà ta
Bao nhiều người nghe thuyết
Xúm xít ngợi khen tài
Mây giông nổi sấm sét
Ông tổng thật là oai
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người nghe thuyết nay đâu
Bã bọt buồn nên khắm
Đờm đọng ngang yết hầu
Tổng ta vẫn cố nói
Hi vọng có người nghe
Anh Kiên đành chửi thẳng
Giáo sư đành im re
Ông tổng vẫn ngồi đó
Không chịu cho ai thay
Như một tên đồ tể
Chặn họng dân tộc này
Năm tới hoa đào nở
Không thấy ông tổng đâu
Nhân dân mừng chắc mẩm
Rằng ông đã về chầu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét