2 thg 4, 2015

Mẹ


Chẳng phải là bà mẹ anh hùng
Mẹ chẳng được dựng thành tượng đá
Dù đời mẹ cũng đủ nhiều vất vả
Để nuôi con khôn lớn thành người

Mẹ chỉ như bao người mẹ khác trên đời
Trái tim mẹ chưa bao giờ hóa đá
Nhưng lòng mẹ đã hóa thành biển cả
Chan chứa yêu thương, sâu thẳm muôn trùng

Mẹ chẳng cần đâu danh hiệu anh hùng
Những lời ngợi ca, tung hô giả dối
Của những kẻ mưu mô, cơ hội
Có nghĩa gì chút danh vọng phù du

10 thg 10, 2013

CHỈ CÒN LẠI

Thế là ông ra đi
Một lần và mãi mãi
Mọi điều ông bỏ lại
Khi về cõi hư vô

Vĩnh biệt một thời đại
Vĩnh biệt một "thiên tài"
Sau ông chẳng còn ai
Và chẳng còn gì nữa

Chỉ còn lại hoang tàn
Và những gì thối rữa…

10/2013
XD


15 thg 5, 2013

ÔNG ĐỒ VÀ ÔNG TỔNG


Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là một trong những kiệt tác của thi ca Việt Nam, ra đời trong nửa đầu thế kỷ 20. Bài thơ mang một âm hưởng man mác buồn, là nỗi hoài niệm của tác giả về một nền “Nho học” đã bước vào thời kỳ suy tàn để nhường chỗ cho “Tây học”, mà nhân vật tiêu biểu của nên Nho học đó chính là “ông đồ”:
ÔNG ĐỒ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay.
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâủ
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Cũng tương tự như  sự suy tàn của nền Nho học năm xưa, nay sang đầu thế kỷ 21, chúng ta lại chứng kiến sự suy tàn của nền “Mác-Lê học”, còn gọi là học thuyết Mác-Lê hay chủ nghĩa Mác-Lê, mà một trong những môn đồ ít ỏi còn sót lại của nó là “ông tổng” .Bài thơ “Ông tổng” của tác giả Mjttomo ra đời trong hoàn cảnh đó, tuy là một bài thơ “nhái” theo bài “Ông đồ” ở trên, nhưng cũng có nhiều ý tưởng và hình ảnh thú vị.

28 thg 4, 2013

THÁNG TƯ BUỒN



Những ngày tháng tư
Triệu người vui
Và triệu người buồn
Tôi trong số triệu người buồn
Nhớ một người thân thương
Đã qua đời
Giữa một ngày tháng tư u ám
Để tôi phải giấu vội nỗi buồn
trong làn mây xám...
Ôi những ngày tháng tư, tháng tư
Mùa hạ cũng đã về
Hoa phượng đỏ, màu cờ cũng đỏ
Mà lòng người vẫn cách ngăn đây đó
Và trong ánh mắt người vẫn đọng những suy tư

16 thg 10, 2012

Ánh sao biển

Anh yêu những trang thơ em
Nhưng anh chẳng yêu em
Vì anh biết em ở xa tầm với
Và anh không phải người em mong đợi

Đêm anh vẫn nghe tiếng sóng
Vang vọng từ một miền biển xa
Nơi có những con phố em vẫn thường qua
Và những cơn gió nhẹ nhàng mơn man bãi cát
Em có nghe trong lời sóng hát
Tiếng rì rầm, tha thiết, dịu êm

12 thg 10, 2012

Thi Thiên 37 – Số phận của người công chính và kẻ gian ác



Có bao giờ bạn thấy buồn và thất vọng khi nhìn thấy cuộc đời đầy những ngang trái, nghịch cảnh? Người tốt thì bị thua thiệt, nghèo khổ, thậm chí bị hoạn nạn, tù đày, còn kẻ xấu thì lại được may mắn, sống trong giàu sang, danh vọng. Người có tài có đức thì ở dưới thấp, còn kẻ bất tài vô đức thì ngồi trên ngôi cao. Có phải vì Ông Trời bất công, hay không có Ông Trời? Như vậy thì biết tin vào đâu? Kinh thánh sẽ cho ta lời giải đáp. Một trong những giải đáp đó là Thi Thiên chương 37 Kinh Cựu ước (Thi thiên là tập hợp những bài thơ phần lớn do vua David của nước Israel cổ đại viết cách đây khoảng 30 thế kỷ, còn gọi là Thánh Thi hay Thánh Vịnh tùy theo bản dịch). Thi thiên 37 nói về số phận ngày sau của người công chính và kẻ gian ác, và cho ta lời khuyên phải sống như thế nào giữa thế gian đầy tội lỗi này. Đó là hãy sống làm một người công chính, ngay thẳng, tránh điều dữ, làm điêu lành, giữ vững đức tin và hết lòng trông cậy vào Thiên Chúa, thì dù đang ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào cuối cùng chúng ta cũng sẽ nhận được phước hạnh và bình an, còn kẻ ác cuối cùng sẽ bị diệt vong.

30 thg 9, 2012

Hand in hand

Mời các bạn thưởng thức một vũ khúc ballet rất tuyệt vời và cảm động của hai nghệ sĩ khuyết tật Zhai Xiaowei và Ma Li (Trung Quốc):



Hand in hand - vũ điệu kỳ lạ đã lay động hàng triệu người. Thăng hoa nổi bùng cho nước mắt rơi. Sự kết hợp hoàn hảo giữa hai vũ công khuyết tật vẽ nên trước mắt người xem sức mạnh kỳ diệu của sự sống. Và đằng sau đó, lại vẫn còn một câu chuyện đời thật đáng khâm phục và đáng yêu.

17 thg 9, 2012

Giúp Con Yêu Thương



Điều Lớn Hơn Hết Là Tình Yêu Thương
“Hãy khao khát tìm kiếm những ân tứ lớn lao hơn. Bây giờ tôi chỉ cho anh chị em một con đường tốt đẹp hơn. 1Côrinhtô 12:31



Tình yêu thương nằm ở đâu trong danh sách ưu tiên của bạn? Chúa Giê-su phán, “Bây giờ Ta truyền cho các con một điều răn mới: ‘Các con hãy yêu thương nhau. Ta đã yêu thương các con thể nào, các con cũng hãy yêu nhau thể ấy.’” (Giăng 13:34). Đối với tôi dường như là Chúa Giê-su nói tình yêu thương là vấn đề mấu chốt mà chúng ta nên tập trung.

Sứ đồ Phaolô nói rằng “Nên bây giờ còn ba điều này: Đức tin, hy vọng và tình yêu thương. Nhưng điều lớn hơn hết là tình yêu thương” (1Cô 13:13).

Tình yêu thương phải là ưu tiên số một trong danh sách ưu tiên trong đời sống thuộc linh của chúng ta.

Chúng ta nên học hỏi về tình yêu thương, cầu nguyện về tình yêu thương, và phát triển bông trái yêu thương (theo như Galati 5:22-23, một trong chín trái của Thánh Linh đã có sẵn cho những người được Thánh Linh ngự) qua việc thực hành yêu thương người khác.

9 thg 9, 2012

Tim đá

Chẳng còn mãi với thời gian
Những tượng đá lần lượt vỡ tan
Khi con người sực tỉnh và đứng lên
Là lúc những tượng thần đổ xuống
Anh tìm trong những vỡ vụn
Chẳng hề thấy một trái tim
Dẫu chỉ là trái tim bằng đá

Em hiện ra trong giấc mơ anh
Là em bằng xương bằng thịt
Không phải tượng đá vô hồn
Nhưng trái tim em có lẽ nào hóa đá
Mà sao ánh mắt nhìn anh xa lạ

8 thg 9, 2012

Triết học của Nhân quyền

Đỗ Thái Nhiên

Một khế ước do hai hay nhiều người thành lập. Khế ước ra đời chưa ráo mực các người đồng ước đã giải thích khế ước theo nghĩa riêng của mỗi người. Khế ước kia lập tức từ trần. Nó sẽ chẳng bao giờ được thi hành.
Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền công bố ngày 10 tháng 12 năm 1948. Lời mở đầu của tuyên ngôn này được kết thúc bằng câu viết nguyên văn rằng:

“Một quan niệm chung về tự do và nhân quyền là điều tối quan trọng để thực hiện trọn vẹn cam kết ấy (cam kết tôn trọng nhân quyền)”.

Sau nhiều thập niên trôi nổi trong thế giới loài người, thay vì được hiểu theo một quan niệm chung, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã bị hoặc cá nhân, hoặc đoàn thể, nhất là giới chức cầm quyền của các quốc gia giải thích theo nhiều quan niệm riêng. Những quan niệm riêng kia đều có chung một mục đích: vừa biện minh cho hành động chà đạp nhân quyền, vừa tránh né nghĩa vụ bảo vệ nhân quyền. Những quan niệm riêng kia xuất phát từ hai lý luận căn bản sau đây:

1) Một là: Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng, mỗi quốc gia cần có quan niệm riêng về nhân quyền sao cho phù hợp với văn hoá của quốc gia sở tại.

2) Hai là: Nhân Quyền là sản phẩm tư tưởng của các quốc gia thắng trận trong đệ nhị thế chiến. Họ là những quốc gia Tây Phương. Vì vậy Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền có khuynh hướng đề cao cá nhân chủ nghĩa theo kiểu Âu Mỹ. Sự thể này gây khó khăn cho công việc điều hành xã hội tại môt số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia vùng Á Châu.

21 thg 7, 2012

Chuyến Bay Đáng Nhớ

chuyen bay1Tôi đặt hành lý vào hộc ở trên đầu rồi ngồi xuống ghế. Đây là chuyến bay dài làm tôi ước gì mình có một quyển sách hay để đọc trên phi trình. Có lẽ tôi cũng cần chợp mắt một chút.
Vừa lúc trước khi máy bay cất cánh, một nhóm 10 người lính trẻ theo lối đi và ngồi hết vào các chỗ trống rải rác còn lại. Chẳng có gì để làm, tôi bắt đầu gợi chuyện người lính ngồi gần nhất:
- Các cậu đi tới đâu vậy?
- Petawawa. Chúng tôi sẽ ở đó hai tuần để thụ huấn một chương trình huấn luyện đặc biệt rồi sau đó sẽ bổ sung tới A Phú Hãn.
Sau khi máy bay cất cánh độ một tiếng thì tiếng loa thông báo là trên máy bay có bán thức ăn nhẹ đựng trong bao giá 5 mỹ kim. Cũng còn lâu lắm chuyến bay mới tới phía Đông nên tôi quyết định mua một bao đồ ăn để vừa ăn vừa giết thì giờ. Khi tôi móc bóp lấy tiền thì chợt nghe một người lính hỏi bạn mình là có muốn mua thức ăn không.
- Không! Có vẻ như mắc quá đó. Bao lunch gì mà tới 5$.

10 thg 7, 2012

Vua Lú cởi truồng


Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc nọ có một vị vua tên là Lú. Khi vua lên ngôi thì triều đại đã ở vào thời kỳ suy vong. Vua Lú tài cao học rộng, có bằng tiến sĩ chuyên ngành lý luận suông, nhưng không làm được gì ngoài việc suốt ngày tụng niệm bộ “lê mác đại tạng kinh”. Bộ kinh này nghe nói do đức tiên vương lúc sinh thời đã đích thân làm chuyến "Tây du ký" sang tận bên tây dương “thỉnh” về từ hai ông tổ sư người tây, gồm một ông râu xồm và một ông trán hói. Mọi công việc triều chính vua giao hết cho quan tể tướng là Ba Dê đảm trách. Ba Dê nắm mọi quyền bính trong tay mặc sức lộng hành, dung túng đám đàn em tha hồ tham nhũng, ăn hối lộ, mua quan bán chức, đục khoét công quỹ, ăn chơi hưởng lạc làm cho triều đình ngày càng bại hoại, dân chúng khốn đốn muôn phần. Trong nước nạn trộm cướp, giết người, hiếp dâm,... xảy ra khắp nơi, bên ngoài biên cương thì quân nước Lạ không ngừng uy hiếp, doạ nạt, mưu đồ thôn tính. Tình hình rất là nguy cấp.

28 thg 6, 2012

Những nhà thơ không thể bóp méo linh hồn


Đỗ Trường

Thế hệ những nhà thơ đã trải qua chiến tranh, phần đông (các nhà thơ Miền Nam) đã bỏ nước ra đi. Những nhà thơ còn lại, tuổi đã cao và rơi rụng khá nhiều. Họ là những người ít, nhiều đã tham gia trực tiếp vào cuộc chiến tàn khốc nhất của lịch sử dân tộc, kể từ khi lập quốc đến nay. Có thể nói, dù ở chiến tuyến nào và ý thức hệ có khác nhau, nhưng lòng yêu nước của họ, không ai có thể phủ nhận. 

20 thg 6, 2012

Hạnh phúc tôi tìm


Hạnh phúc tôi tìm là những câu thơ
Hạnh phúc tôi tìm trong những giấc mơ
Dẫu biết thơ chẳng bao giờ là thật
Và những giấc mơ rồi sẽ tan đi mất

Em đã cho tôi một chút thương yêu
Một chút nhớ nhung thôi thế cũng đã nhiều
Rồi em lại quay đi vội vã
Để tôi chơi vơi giữa cơn mưa chiều hạ

18 thg 6, 2012

Hạnh phúc hạng hai


Lâu  lắm rồi mới nghe được một tin vui
Sung sướng làm sao trên cả tuyệt vời
Vì dân ta nay hạnh phúc nhất trên đời
Ồ không xin lỗi, chỉ hạng hai mà thôi
Nhưng chẳng sao, hạng hai cũng tốt rồi
Đáng lẽ ra phải là hạng nhất
Nếu không có những vụ cướp đất
Của đám quan tham cấu kết đại gia
“Cưỡng chế” ruộng nương, mồ mả ông bà
Nếu không có những đoàn dân lũ lượt kéo nhau đi khiếu kiện
Vì bị mất nhà cửa đất đai
Nếu không có những diễn viên, người mẫu chân dài