30 thg 9, 2012

Hand in hand

Mời các bạn thưởng thức một vũ khúc ballet rất tuyệt vời và cảm động của hai nghệ sĩ khuyết tật Zhai Xiaowei và Ma Li (Trung Quốc):



Hand in hand - vũ điệu kỳ lạ đã lay động hàng triệu người. Thăng hoa nổi bùng cho nước mắt rơi. Sự kết hợp hoàn hảo giữa hai vũ công khuyết tật vẽ nên trước mắt người xem sức mạnh kỳ diệu của sự sống. Và đằng sau đó, lại vẫn còn một câu chuyện đời thật đáng khâm phục và đáng yêu.

17 thg 9, 2012

Giúp Con Yêu Thương



Điều Lớn Hơn Hết Là Tình Yêu Thương
“Hãy khao khát tìm kiếm những ân tứ lớn lao hơn. Bây giờ tôi chỉ cho anh chị em một con đường tốt đẹp hơn. 1Côrinhtô 12:31



Tình yêu thương nằm ở đâu trong danh sách ưu tiên của bạn? Chúa Giê-su phán, “Bây giờ Ta truyền cho các con một điều răn mới: ‘Các con hãy yêu thương nhau. Ta đã yêu thương các con thể nào, các con cũng hãy yêu nhau thể ấy.’” (Giăng 13:34). Đối với tôi dường như là Chúa Giê-su nói tình yêu thương là vấn đề mấu chốt mà chúng ta nên tập trung.

Sứ đồ Phaolô nói rằng “Nên bây giờ còn ba điều này: Đức tin, hy vọng và tình yêu thương. Nhưng điều lớn hơn hết là tình yêu thương” (1Cô 13:13).

Tình yêu thương phải là ưu tiên số một trong danh sách ưu tiên trong đời sống thuộc linh của chúng ta.

Chúng ta nên học hỏi về tình yêu thương, cầu nguyện về tình yêu thương, và phát triển bông trái yêu thương (theo như Galati 5:22-23, một trong chín trái của Thánh Linh đã có sẵn cho những người được Thánh Linh ngự) qua việc thực hành yêu thương người khác.

9 thg 9, 2012

Tim đá

Chẳng còn mãi với thời gian
Những tượng đá lần lượt vỡ tan
Khi con người sực tỉnh và đứng lên
Là lúc những tượng thần đổ xuống
Anh tìm trong những vỡ vụn
Chẳng hề thấy một trái tim
Dẫu chỉ là trái tim bằng đá

Em hiện ra trong giấc mơ anh
Là em bằng xương bằng thịt
Không phải tượng đá vô hồn
Nhưng trái tim em có lẽ nào hóa đá
Mà sao ánh mắt nhìn anh xa lạ

8 thg 9, 2012

Triết học của Nhân quyền

Đỗ Thái Nhiên

Một khế ước do hai hay nhiều người thành lập. Khế ước ra đời chưa ráo mực các người đồng ước đã giải thích khế ước theo nghĩa riêng của mỗi người. Khế ước kia lập tức từ trần. Nó sẽ chẳng bao giờ được thi hành.
Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền công bố ngày 10 tháng 12 năm 1948. Lời mở đầu của tuyên ngôn này được kết thúc bằng câu viết nguyên văn rằng:

“Một quan niệm chung về tự do và nhân quyền là điều tối quan trọng để thực hiện trọn vẹn cam kết ấy (cam kết tôn trọng nhân quyền)”.

Sau nhiều thập niên trôi nổi trong thế giới loài người, thay vì được hiểu theo một quan niệm chung, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã bị hoặc cá nhân, hoặc đoàn thể, nhất là giới chức cầm quyền của các quốc gia giải thích theo nhiều quan niệm riêng. Những quan niệm riêng kia đều có chung một mục đích: vừa biện minh cho hành động chà đạp nhân quyền, vừa tránh né nghĩa vụ bảo vệ nhân quyền. Những quan niệm riêng kia xuất phát từ hai lý luận căn bản sau đây:

1) Một là: Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng, mỗi quốc gia cần có quan niệm riêng về nhân quyền sao cho phù hợp với văn hoá của quốc gia sở tại.

2) Hai là: Nhân Quyền là sản phẩm tư tưởng của các quốc gia thắng trận trong đệ nhị thế chiến. Họ là những quốc gia Tây Phương. Vì vậy Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền có khuynh hướng đề cao cá nhân chủ nghĩa theo kiểu Âu Mỹ. Sự thể này gây khó khăn cho công việc điều hành xã hội tại môt số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia vùng Á Châu.