15 thg 5, 2013

ÔNG ĐỒ VÀ ÔNG TỔNG


Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là một trong những kiệt tác của thi ca Việt Nam, ra đời trong nửa đầu thế kỷ 20. Bài thơ mang một âm hưởng man mác buồn, là nỗi hoài niệm của tác giả về một nền “Nho học” đã bước vào thời kỳ suy tàn để nhường chỗ cho “Tây học”, mà nhân vật tiêu biểu của nên Nho học đó chính là “ông đồ”:
ÔNG ĐỒ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay.
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâủ
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Cũng tương tự như  sự suy tàn của nền Nho học năm xưa, nay sang đầu thế kỷ 21, chúng ta lại chứng kiến sự suy tàn của nền “Mác-Lê học”, còn gọi là học thuyết Mác-Lê hay chủ nghĩa Mác-Lê, mà một trong những môn đồ ít ỏi còn sót lại của nó là “ông tổng” .Bài thơ “Ông tổng” của tác giả Mjttomo ra đời trong hoàn cảnh đó, tuy là một bài thơ “nhái” theo bài “Ông đồ” ở trên, nhưng cũng có nhiều ý tưởng và hình ảnh thú vị.